Tổng kết chương trình GDPT 2018

Trường Tiểu học Tân Long được thành lập từ năm 1993 theo Quyết định số 759/1993/QĐ-UB ngày 22 tháng 12 năm 1993 của UBND huyện Bến Cát trên cơ sở tách từ trường trung học cơ sở Tân Long huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé.

Diện tích khuôn viên nhà trường đảm bảo theo quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Nhà trường có tổng diện tích khuôn viên rộng 10672,3 m2 có kết cấu xây dựng 1 trệt 3 lầu, trung bình 12m2/ 1hs. Trường có 27 phòng học phục vụ cho 26 lớp, đảm bảo có đủ 1 phòng/1 lớp. Diện tích mỗi phòng 48 m2, trung bình 1.46m2/1 học sinh, được xây dựng đúng quy cách, có đủ ánh sáng, 05 phòng chức năng và đầy đủ các phòng phục vụ cho công tác hành chính văn phòng có nhà ăn phục vụ công tác bán trú.

Năm học 2020-2021, trường có tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 49 người, trong đó có 32/38 có trình độ đại học chiếm 86,8%. Toàn trường có 26 lớp với tổng số học sinh là 852/383 nữ

Nhà trường được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của Phòng giáo dục, chính quyền địa phương, cấp Đảng uỷ, các ban ngành, đoàn thể và của Ban đại diện cha mẹ học sinh đã giúp đỡ cho nhà trường tốt công tác giáo dục.

Đội ngũ Giáo viên có đáp ứng được yêu cầu giảng dạy cho nhiều phân môn. Giáo viên có tinh thần đoàn kết và hướng phấn đấu tích cực để từng bước xây dựng đơn vị vững mạnh về mọi mặt.

Công tác tổ chức được ổn định, nề nếp học sinh thực hiện khá tốt. Các em ngoan, lễ phép. Tích cực tham  các phong trào thi đua của ngành và địa phương tổ chức.

Về Cơ sở vật chất nhà trường được trang bị khá đầy đủ. Trường đủ diện tích cho học sinh vui chơi và rèn luyện thể chất.

Trường Tiểu học Tân Long tuy là đơn vị đóng trên địa bàn xã Tân Long nhưng trường có số học sinh từ các địa phương khác đến sinh sống, cuộc sống không ổn định. Một số học sinh là con hộ nghèo, gia đình khó khăn, phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình (vì cha mẹ phải đi làm ăn xa, cha mẹ li hôn phải sống với ông bà, thiếu cha hoặc thiếu mẹ…).

Để chuẩn bị các điều kiện thực hiện chương trình, sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1 nhà trường tiến hành các bước như sau:

  • Công tác tham mưu, chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1

– Chuẩn bị về đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1

– Chuẩn bị về cơ sở vật chất thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp1

–  Chuẩn bị về sách giáo khoa thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1

Riêng đối với việc chuẩn bị sách giáo khoa thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1 trường đã tổ chức các công tác như:

–  Tổ chức thực hiện lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 theo Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT.

–  Tổ chức tập huấn sử dụng sách giáo khoa lớp 1.

– Tham dự hội thảo giới thiệu sách, tổ chức cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp về sử dụng sách do nhà xuất bản giới thiệu.

Hội đồng thẩm định nhà trường đã lựa chọn các loại sách giáo khoa lớp 1 như sau:

TT Môn Bộ sách Ghi chú
01 Tiếng Việt Chân trời sáng tạo
02 Toán Chân trời sáng tạo
03 Đạo đức Chân trời sáng tạo
04 HĐTN Chân trời sáng tạo
05 TNXH Chân trời sáng tạo
06 Âm nhạc Kết nối tri thức với cuộc sống
07 GDTC Cùng học để phát triển năng năng lực
08 Mĩ Thuật Cùng học để phát triển năng năng lực
09 Tiếng Anh Family and friend

Kết quả đạt được khi triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa đối với học sinh lớp 1 như sau:

Đánh giá về kết quả của học sinh lớp 1 theo yêu cầu cần đạt của chương trình đối với các môn học, năng lực, phẩm chất; quy định về đánh giá học sinh tiểu học đối với lớp 1 có so sánh với kết quả với các năm trước.

Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên cả nước áp dụng CT GDPT mới, bắt đầu đối với lớp 1. Trường  đã tích cực sắp xếp lại mạng lưới, quy mô trường, lớp để tạo thuận lợi cho triển khai chương trình.

Đội ngũ giáo viên cơ bản đảm bảo thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, đáp ứng yêu cầu của CT GDPT mới.  Các giáo viên được lựa chọn giảng dạy cho khóa học sinh đầu tiên học theo chương trình mới năm nay đều là các thầy cô có trình độ năng lực chuyên môn, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm. 100% giáo viên trước khi đứng lớp dạy lớp 1 đều được tập huấn về chương trình, sách giáo khoa mới.

Qua kiểm tra, thực tế chương trình lớp 1 phù hợp với điều kiện thực tiễn. Giáo viên dạy lớp 1 đã bước đầu áp dụng được các phương pháp, kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Nề nếp dạy học sau một thời gian khó khăn đã bước đầu ổn định, tạo được sự chủ động, tự tin trong học tập cho học sinh đối với hầu hết các môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình, sách giáo khoa mới.

Kết quả  đạt được: Học sinh lớp 1 năm nay tự tin, tự chủ hơn trong giao tiếp. Các năng lực về ngôn ngữ (đọc – viết Tiếng Việt) và tính toán của các em cũng phát triển nhanh hơn so với lứa học sinh lớp 1 các năm trước. Hết học kỳ 1, cơ bản học sinh đã có thể đọc trơn, một số em đã đọc thành thạo được văn bản.